Trang chủ > Bài viết > Router WiFi là gì? Tổng hợp 7 thông tin cần biết về Router WiFi

Router WiFi là gì? Tổng hợp 7 thông tin cần biết về Router WiFi

Theo Thomas

Router WiFi là gì? Sản phẩm có chức năng gì và nguyên lý hoạt động ra sao là những vấn đề trọng tâm bạn cần tìm hiểu khi lắp đặt và sử dụng thiết bị. Việc tìm hiểu các thông tin chuẩn xác về Router WiFi sẽ giúp người dùng biết cách chọn mua sản phẩm phù hợp. Ở bài viết dưới đây, TP-Link sẽ giải thích khái niệm Router WiFi là gì cũng như tổng hợp 7 thông tin cần biết để bạn dễ nắm bắt.

Router là một thiết bị cung cấp Internet đến các thiết bị trong nhà bạn

Router là một thiết bị cung cấp Internet đến các thiết bị trong nhà bạn

Nội dung chính:

1. Router WiFi là gì?
2. Cấu tạo của Router WiFi
   2.1. Phần cứng bên ngoài của Router
   2.2. Bộ phận bên trong của Router
3. Cơ chế hoạt động của Router WiFi
4. 3 loại Router và Router WiFi phổ biến hiện nay
   4.1. Router dùng dây
   4.2. Router WiFi không dây
   4.3. Router ảo
5. 5 lợi ích khi sử dụng Router WiFi
   5.1. Kết nối mạng Internet dễ dàng
   5.2. Đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhiều người cùng lúc
   5.3. Dễ dàng tạo ra hệ thống mạng cá nhân
   5.4. Dễ nâng cấp hệ thống mạng
   5.5. Linh hoạt trong phương thức kết nối
6. 7 tiêu chí cần quan tâm khi chọn Router WiFi
7. Gợi ý 4 sản phẩm Router WiFi chất lượng vượt trội

1. Router WiFi là gì?

1 - Định nghĩa đơn giản

Hiểu một cách đơn giản, Router WiFi là một thiết bị giao tiếp giữa Internet và các thiết bị kết nối Internet trong nhà của bạn. Router có khả năng "định tuyến" lưu lượng truy cập giữa các thiết bị và Internet. Từ đó truyền tín hiệu đến các máy tính xách tay, điện thoại thông minh, TV thông minh và các thiết bị khác có thể kết nối với WiFi tại nhà của bạn. 

2 - Định nghĩa học thuật

Router là một thiết bị cung cấp WiFi và thường được kết nối với một Modem. Router có khả năng gửi thông tin từ Internet đến các thiết bị cá nhân như máy tính, điện thoại và máy tính bảng. Các thiết bị được kết nối Internet này trong nhà của bạn tạo nên Mạng cục bộ (LAN). Sau khi Modem mang thông tin từ Internet vào, Router sẽ phân phối dữ liệu này đến các thiết bị cá nhân của bạn. 

2. Cấu tạo của Router WiFi

Sau khi đã hiểu Router WiFi là gì, để tối đa hóa trải nghiệm sử dụng thiết bị, chúng ta cần hiểu cấu tạo và chức năng của từng bộ phận trong thiết bị mạng Router. Cụ thể là phần cứng (bên ngoài) và bộ phận bên trong của thiết bị mạng Router.

2.1. Phần cứng bên ngoài của Router

Mỗi Router WiFi có thiết kế khác nhau để thu hút khách hàng và khai thác công năng tốt hơn. Tuy nhiên về cơ bản, phần cứng bên ngoài của Router đều bao gồm những bộ phận cơ bản sau:

Phần cứng bên ngoài của Router gồm Anten, WAN, LAN…

Phần cứng bên ngoài của Router gồm Anten, WAN, LAN…

1 - Anten

Khi so sánh các thiết bị Router, bạn sẽ thấy một số mẫu có anten ngoài trong khi những mẫu khác thì sử dụng anten ngầm. Bộ định tuyến có anten bên trong trông thanh lịch hơn, nhưng Router có anten bên ngoài có thể cung cấp cho bạn tín hiệu mạnh hơn. Số lượng anten càng nhiều thì phạm vi phủ sóng và tín hiệu WiFi càng tốt hơn.

2 - Các cổng kết nối

Bao gồm cổng mạng LAN và cổng mạng WAN.

  • Cổng mạng LAN: Cổng LAN cho phép kết nối từ Modem chính đến các thiết bị đầu cuối như laptop, máy tính, tivi,… để sử dụng Internet thông qua cáp mạng hoặc đường truyền không dây. Đa số các Router hiện nay có từ 2 - 4  cổng LAN. Tốc độ của cổng LAN cũng có nhiều loại 10/100Mbps, 10/100/1000Mbps,.. đáp ứng được tốc độ truyền tải cao.
  • Cổng mạng WAN: Chức năng của cổng WAN là tạo ra 1 tầng mạng riêng biệt, thiết lập kết nối với mạng bên ngoài như Internet. Thông thường Router chỉ có 1 cổng WAN. Cổng WAN ở sau của Router, thường có màu xanh hoặc vàng để dễ phân biệt với cổng LAN.

3 - Các đèn tín hiệu

Trên Router có rất nhiều tín hiệu đèn khác nhau với mục đích báo hiệu tình trạng kết nối của thiết bị. Các tín hiệu này bao gồm: Đèn Power, Optical, Internet, WLAN, WPS, LAN1-4, AUTH…

Hệ thống đèn tín hiệu thông báo tình trạng hoạt động của Router

Hệ thống đèn tín hiệu thông báo tình trạng hoạt động của Router

Thông thường, đèn báo trên cục phát WiFi có 2 trạng thái chính:

  • Đèn ở trạng thái sáng xanh, đứng có nghĩa đang kết nối thành công.
  • Đèn chuyển trạng thái màu đỏ nghĩa là đang báo lỗi sự cố hoạt động, kết nối không thành công.

4 - Các nút chức năng

Các nút chức năng cung cấp giải pháp điều khiển, kết nối nhanh chóng và an toàn hơn, trong đó có nút nguồn, nút WPS, nút restart.... Ví dụ nút WPS trên Router cho phép kết nối trong một phạm vi cho phép. Thay vì phải gõ mật mã, bạn có thể bấm nút WPS và kết nối ngay thiết bị đang cầm trên tay vào Router. 

5 - Nguồn điện

Giữ chức năng chính trong việc cấp điện cho các bộ phận khác của Router. Mỗi Router có thể có 1 bộ nguồn hoặc nhiều bộ/ card nguồn. 

Đèn nguồn (ngoài cùng bên trái) của Router WiFi

Đèn nguồn (ngoài cùng bên trái) của Router WiFi

2.2. Bộ phận bên trong của Router

Thiết bị mạng Router WiFi cũng giống như một chiếc máy tính đặc biệt. Bên trong thiết bị có đầy đủ các bộ phận cần thiết như: CPU, RAM và một bộ hệ thống xử lý vô cùng tinh vi. Để hiểu cũng như lựa chọn được bộ Router phù hợp, bạn cần chú ý nhất vào đặc điểm của CPU và RAM.

1 - CPU

CPU là bộ xử lý trung tâm, thực thi “mệnh lệnh” của hệ điều hành để thực hiện các nhiệm vụ như khởi động hệ thống, định tuyến và điều khiển các cổng giao tiếp trên Router WiFi.

2 - RAM: 

RAM - Bộ nhớ tạm giúp lưu trữ thông tin để CPU xử lý

RAM - Bộ nhớ tạm giúp lưu trữ thông tin để CPU xử lý

RAM được viết tắt từ Random Access Memory, đây là bộ nhớ tạm giúp lưu trữ thông tin để CPU có thể truy xuất và xử lý. Thông thường, RAM được chia thành 2 phần bao gồm bộ nhớ xử lý chính và bộ nhớ chia sẻ xuất/nhập. Router càng nhiều RAM thì sẽ chịu tải nhiều thiết bị hơn.

3 - Flash/ROM

Flash/ROM là nơi cài đặt Firmware, được sử dụng để lưu trữ toàn bộ phần mềm hệ điều hành của Router. Trong quá trình sử dụng, bạn có thể nâng cấp hệ điều hành cho Router bằng cách chép phiên bản mới hơn vào Flash.

4 - NVRAM

NVRAM (Non-volatile Random-access Memory) là một bộ nhớ RAM không bị mất thông tin, được sử dụng để lưu tập tin cấu hình. 

5 - Bus

Phần lớn các thiết bị Router đều có CPU bus và Bus hệ thống, được dùng để liên lạc giữa CPU với các cổng giao tiếp khác. Bus giúp vận chuyển dữ liệu và các câu lệnh đi và đến các địa chỉ tương ứng của ô nhớ.

Trên đây là những bộ phận cơ bản của một Router, một số thiết bị Router khác nhau sẽ có thêm những bộ phận khác.

3. Cơ chế hoạt động của Router WiFi

Để một Router hoạt động được và phát sóng WiFi trong khu vực sử dụng thì đầu tiên thiết bị cần được kết nối với Modem. Modem này sẽ được kết nối với đường truyền Internet của các nhà cung cấp mạng hiện nay.

Lưu ý: Bạn cần phân biệt giữa Modem và thiết bị mạng Router WiFi là gì để tránh nhầm lẫn khi lắp đặt và sử dụng.

Router hay còn gọi là bộ định tuyến hoặc thiết bị định tuyến

Router hay còn gọi là bộ định tuyến hoặc thiết bị định tuyến

Tiếp theo, kết nối Modem và Router WiFi bằng cách sử dụng dây cáp mạng. Thực hiện nối từ cổng LAN trên modem chính đến cổng WAN hoặc LAN trên Router, tùy theo chế độ mà bạn lựa chọn sử dụng. 

Thời điểm này, Router sẽ cung cấp giải pháp định hình tuyến đường đi và truyền tệp tin trong môi trường Internet một cách chính xác nhất thông qua IP. Mỗi thiết bị trong hệ thống mạng đều có một IP riêng biệt. 

Thông thường, thời gian truyền dữ liệu trong Router WiFi được thực hiện trong một khoảng thời gian rất ngắn nên sẽ không làm gián đoạn đường truyền hay ngắt kết nối trong quá trình truy cập Internet.

4. 3 loại Router và Router WiFi phổ biến hiện nay

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại thiết bị Router và Router WiFi với đa chức năng. Dưới đây, TP-Link  gợi ý cho bạn 3 dòng Router và Router WiFi phổ biến nhất hiện nay.

4.1. Router dùng dây

Router dùng dây là thiết bị cho phép người dùng chia sẻ kết nối Internet trực tiếp với các thiết bị khác như như PC, Laptop….thông qua dây cáp. 

Router dùng dây phù hợp với các thiết bị cố định như PC

Router dùng dây phù hợp với các thiết bị cố định như PC

Một cổng kết nối của Router kết nối với Modem để nhận gói dữ liệu Internet và một cổng khác kết nối với máy tính để phân phối gói dữ liệu Internet.

Việc sử dụng Router có dây giúp chất lượng mạng ổn định, tốc độ mạng cao hơn, các thiết bị có thể đặt xa so với Router, chỉ cần đảm bảo dây kết nối.

4.2. Router WiFi không dây

Thiết bị mạng Router WiFi không dây kết nối trực tiếp với Modem bằng một chiếc dây cáp để nhận thông tin Internet. Thay vì đưa dữ liệu qua cáp đến các thiết bị, Router không dây phân phối đường truyền bằng một hoặc nhiều anten.

Thiết bị Router không dây hiện đại, tính ứng dụng cao

Thiết bị Router không dây hiện đại, tính ứng dụng cao

Ngoài 3 loại Router trên, còn có Core Router, là loại Router vật lý như Router dùng dây và không dây nhưng cấu hình mạnh hơn. Loại Router này có chức năng phân phối các gói dữ liệu Internet trong một mạng, không giống như dùng dây hoặc không dây phân phối các gói dữ liệu giữa nhiều mạng.

4.3. Router ảo

Không như Router có dây hoặc Router không có dây, Router ảo hay còn gọi là Virtual Router là các thiết bị như máy tính, server... được cài phần mềm giúp biến chúng thành các Router.

Bạn có thể dễ dàng biến máy tính của mình thành Router không dây

Bạn có thể dễ dàng biến máy tính của mình thành Router không dây

Bộ định tuyến Router ảo hoạt động bằng cách sử dụng giao thức dự phòng bộ định tuyến ảo (VRRP). Giao thức này sẽ được kích hoạt khi bộ định tuyến chính, bộ định tuyến vật lý bị lỗi hoặc bị vô hiệu hóa.

5. 5 lợi ích khi sử dụng Router WiFi

Sau khi đã hiểu rõ Router WiFi là gì, cấu tạo cũng như cơ chế hoạt động hãy cùng TP-Link tìm hiểu chuỗi lợi ích tuyệt vời đến từ chúng mang lại cho người dùng qua nội dung dưới đây nhé.

5.1. Kết nối mạng Internet dễ dàng

Thiết bị mạng Router WiFi sở hữu cơ chế hoạt động đơn giản, tốc độ phản hồi nhanh. Nhờ vậy mà khả năng kết nối dễ dàng và hiệu quả hơn. Điều này giúp tiết kiệm chi phí và thời gian thay vì phải chạy đường cáp Ethernet qua từng văn phòng. Bạn chỉ cần sử dụng Router và kết nối tất cả các thiết bị của mình với Internet như điện thoại thông minh, PC, Laptop, Smart TV…

Dễ dàng kết nối Internet với mọi thiết bị

Dễ dàng kết nối Internet với mọi thiết bị

5.2. Đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhiều người cùng lúc

Nếu sử dụng mạng dây, để đáp ứng nhiều người dùng, bạn cần sử dụng bộ chia mạng (switch), và các switch sẽ có số cổng mạng giới hạn. Chỉ với 1 chiếc Router WiFi, bạn có thể sử dụng cùng lúc cho nhiều thiết bị.

Dễ dàng đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhiều người cùng lúc

Dễ dàng đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhiều người cùng lúc

Với các Router WiFi cấu hình cao, có thể đáp ứng cho số lượng người dùng rất lớn, gấp hàng chục lần so với dùng bộ chia mạng bằng dây. Đây là một lợi ích vô cùng to lớn vì hầu hết bất cứ ai cũng có nhu cầu kết nối và sử dụng Internet.

5.3. Dễ dàng tạo ra hệ thống mạng cá nhân

Một trong những lợi ích tuyệt vời khi sử dụng thiết bị mạng Router WiFi đó là tự tạo hệ thống mạng cá nhân đơn giản. Bạn có khả năng tự thiết lập ID và Password cho riêng mình, chỉ có thể truy cập Internet khi được cho phép cùng với mật khẩu. Nhờ vậy, bạn đã sở hữu mạng cá nhân có độ bảo mật và an toàn cao,

 5.4. Dễ nâng cấp hệ thống mạng

Phần lớn các Router công nghệ mới thường xuyên có những bản cập nhật phiên bản, fix lỗi và cải thiện hiệu suất. Các bản cập nhật có thể được tải xuống từ trang Web chính thức của nhà sản xuất và cài đặt trong vòng 5 phút khi có kết nối Internet. Nhờ vậy mà bạn hoàn toàn có thể tối ưu hiệu quả sử dụng mà không cần mua Router mới, tiết kiệm chi phí và thời gian hơn.

5.5. Linh hoạt trong phương thức kết nối

Với Router WiFi, bạn hoàn toàn thể kết nối có dây hoặc không dây siêu tiện lợi. Những thiết bị quan trọng, mang tính cố định phục vụ cho công việc hàng ngày của chúng ta như PC, đòi hỏi phải có kết nối có dây. Bên cạnh đó, những thiết bị như Smartphone, Laptop hay Smart TV có thể sử dụng kết nối Router WiFi không dây để dễ dàng di chuyển, thuận tiện và nhanh chóng hơn.

6. 7 tiêu chí cần quan tâm khi chọn Router WiFi

Để các WiFi Client (Điện thoại, PC, Laptop, Tivi …) hoạt động hiệu quả, cần thông qua Router WiFi chất lượng và phù hợp. Dưới đây là 7 tiêu chí bạn cần quan tâm khi chọn thiết bị này.

1 - Phạm vi phủ sóng

Phạm vi phủ sóng rộng và linh hoạt

Phạm vi phủ sóng rộng và linh hoạt

Phạm vi phủ sóng là yếu tố cực kỳ quan trọng khi chọn mua Router. Bạn chỉ cần nhìn số lượng anten và hiệu suất hoạt động là có thể nắm bắt được thông tin về phạm vi hoạt động. Cụ thể bạn nên ưu tiên chọn loại Router WiFi hỗ trợ xuyên tường đối với những công trình có tường dày, tại khu đông dân cư, đặc biệt là văn phòng.

2 - Tốc độ kết nối

Tốc độ truy cập quyết định đến hiệu quả đường truyền của Router WiFi

Tốc độ truy cập quyết định đến hiệu quả đường truyền của Router WiFi

Tốc độ kết nối hay còn gọi là tốc độ truy cập quyết định đến hiệu quả của thiết bị mạng Router WiFi. Thông thường, tốc độ tối đa nằm trong khoảng 150 Mbps đến hàng ngàn Mbps phụ thuộc vào gói cước, nhà cung cấp dịch vụ, công nghệ WiFi. Khi tìm hiểu và mua thiết bị Router, bạn hãy kiểm tra thông số tốc độ phù hợp với khả năng đáp ứng của Router WiFi có thể xử lý được những trường hợp phát sinh nhé.

3 - Loại băng tần

Băng tần được hiểu đơn giản là dải tần số, giữ chức năng thu/phát tín hiệu của các thiết bị sử dụng công nghệ không dây. Hiện nay có 2 loại băng tần phổ biến và đơn và kép. Bạn nên ưu tiên chọn Router WiFi hỗ trợ băng tần kép, chúng có khả năng hoạt động ổn định và có độ bền cao hơn.

Băng tần kép giúp Router hoạt động ổn định hơn

Băng tần kép giúp Router hoạt động ổn định hơn

4 - Công nghệ bảo mật

Để đảm bảo tính bảo mật, bạn nên chọn công nghệ bảo mật từ WPA2, tốt nhất là WPA3. Đây là phương pháp bảo mật kế tiếp WPA và được đánh giá là cách thức bảo mật WiFi tốt nhất (tính đến đầu năm 2022) mà tất cả các hệ thống mạng nên ứng dụng.

WPA3 - Công nghệ bảo mật tốt nhất hiện nay

WPA3 - Công nghệ bảo mật tốt nhất hiện nay

5 - RAM và bộ xử lý

Các nhà sản xuất ít khi công bố thông tin về RAM và bộ xử lý, thường chỉ có dòng Router cao cấp mới hiển thị thông tin này. Tuy nhiên bạn cần chủ động liên hệ bộ phận kỹ thuật để khai thác vì RAM và bộ xử lý là tiêu chí rất quan trọng khi chọn mua Router. Vi xử lý càng mạnh, RAM càng lớn thì các tác vụ xử lý càng mượt mà và không tắc nghẽn, có thể sử dụng nhiều thiết bị cùng lúc.

6 - Chuẩn WiFi

Hiện nay có 2 chuẩn kết nối WiFi được ứng dụng rộng rãi là chuẩn N và chuẩn AC. Trong đó, chuẩn AC là chuẩn WiFi được ứng dụng phổ biến trên các thiết bị thu/phát WiFi. Thông thường thì chi phí cho router WiFi chuẩn AC bao gồm luôn chuẩn N sẽ cao hơn với router WiFi chỉ có chuẩn N. 

Ngoài ra, một số thiết bị mạng Router WiFi công nghệ cao hiện nay được trang bị WiFi 6 (AX WiFi). Vậy chuẩn WiFi 6 là gì? Đây là tiêu chuẩn WiFi được phát triển dựa trên tiêu chuẩn WiFi 802.11ac ra đời ở chuẩn WiFi thứ 5, là chuẩn WiFi mới nhất - hiện đại nhất tính tới thời điểm hiện tại (2022). 

Lưu ý, nếu bộ Router nhà bạn hỗ trợ chuẩn AC thì các thiết bị nhận (smartphone, PC, laptop, smart tivi...) của bạn cũng phải hỗ trợ chuẩn này. 

7 - Thương hiệu

Tiêu chí cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, bạn nhất định phải chọn mua Router WiFi đến từ thương hiệu uy tín để đảm bảo chất lượng và chi phí tốt nhất. Giữa nhiều hãng nổi tiếng trên thị trường, TP-Link vẫn được người tiêu dùng bình chọn là một trong những thương hiệu cung cấp sản phẩm Router chất lượng vượt trội, phù hợp với cả hộ gia đình và kinh doanh. 

7. Gợi ý 4 sản phẩm Router WiFi chất lượng vượt trội

Sau tất cả những thông tin mà bài viết vừa đề cập về Router WiFi, người dùng chắc chắn sẽ muốn trải nghiệm thiết bị hiện đại này. Ngay bên dưới là 4 thiết bị mạng Router WiFi chất lượng vượt trội, được người dùng ưa chuộng nhiều nhất hiện nay. 

Router với nhiều ứng dụng quan trọng và thiết thực

Router với nhiều ứng dụng quan trọng và thiết thực

Nằm trong danh sách này có các thiết bị mạng Router WiFi của TP-Link được đại đa số khách hàng lựa chọn, mời bạn cùng tham khảo chi tiết ở bảng sau:

Nhu cầu sử dụng

Đặc điểm router 

Sản phẩm phù hợp

Sử dụng cho gia đình, diện tích trung bình, có khoảng 3 phòng ngủ

  • Tốc độ cao, cụ thể 867Mbps trên băng tần 5GHz và 300Mbps trên băng tần 2.4 GHz

  • Vùng phủ sóng xuyên suốt ngôi nhà

  • 3 chế độ trong 1

Trang bị thêm Router WiFi cho gia đình, 5 - 10 WiFi Clients

  • Hai anten đẳng hướng, ứng dụng công nghệ MIMO 2x2 phủ sóng rộng.

  • Thiết kế nhỏ gọn, thẩm mỹ và tiết kiệm không gian.

 

Nâng cấp WiFi cho gia đình lên Wi-Fi 6 & OFDMA

  • Router băng tần kép đạt tốc độ lên đến 1.5 Gbps (1201 Mbps trên băng tần 5GHz và 300Mbps trên băng tần 2.4 GHz)

  • CPU 3 nhân - đem lại hiệu năng ổn định

Sử dụng cho diện tích trung bình đến lớn, đến 100 thiết bị

  • Tốc độ 5400 Mbps giúp duyệt web, phát trực tuyến và tải về nhanh hơn cùng lúc

  • Dễ dàng cài đặt và quản lý qua ứng dụng Tether

  • 6 ăng-ten, cho vùng phủ sóng rộng

Như vậy, bạn đọc đã phần nào giải đáp được thắc mắc Router WiFi là gì, cấu tạo, nguyên lý và lợi ích khi sử dụng Router WiFi. Từ đó có thể đưa ra những quyết định chính xác để lựa chọn dòng sản phẩm Router phù hợp nhất nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian tìm hiểu.
Nếu vẫn còn thắc mắc, bạn hãy để lại bình luận ngay bên dưới để được TP-Link tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhé! 

Công ty TNHH TP-Link Technologies Việt Nam

  • Website: https://www.tp-link.com/vn/ 
  • Hỗ trợ trực tuyến: https://community.tp-link.com 
  • Hotline:
    • Phòng Kinh Doanh: (028) 66894777 
    • Hỗ Trợ Kỹ Thuật: (028) 62615079
  • Thời gian làm việc: Thứ 2 – Thứ 6, và sáng Thứ 7 trong giờ hành chính
  • Fax: +84 8 62615046

Hoặc để lại bình luận phía bên dưới để được giải đáp các thắc mắc, câu hỏi sớm nhất.

Thomas

Tôi muốn chia sẻ quan điểm của mình

Tên

Bình Luận

Recommended Article

From United States?

Get products, events and services for your region.