Trang chủ > Bài viết > Mesh network là gì? 7 thông tin quan trọng không nên bỏ lỡ

Mesh network là gì? 7 thông tin quan trọng không nên bỏ lỡ

Theo Thomas

Dù đã tồn tại trên thị trường công nghệ từ lâu, nhưng không phải người dùng nào cũng biết Mesh network là gì. Trên thực tế, cấu trúc mạng Mesh network mang đến khá nhiều lợi ích cho việc kết nối Internet của các thiết bị trong hệ thống thông qua nhiều điểm phát sóng WiFi. Bài viết sau đây, TP-Link sẽ chia sẻ đến bạn 7 thông tin quan trọng không nên bỏ lỡ về Mesh network. Mời bạn đọc cùng theo dõi!

Những thông tin quan trọng về Mesh Network không phải ai cũng biết

Những thông tin quan trọng về Mesh Network không phải ai cũng biết

Nội dung chính:

1. Mesh network là gì?
2. Một số thuật ngữ trong Mesh network
3. 2 cấu trúc cơ bản của Mesh network
   3.1. Cấu trúc một phần
   3.2. Cấu trúc toàn phần

4. Nguyên lý hoạt động của Mesh network
5. Ứng dụng của Mesh network
6. 6 ưu điểm nổi bật của Mesh network
   6.1. Thiết lập đơn giản và dễ sử dụng
   6.2. Kết nối liền mạch
   6.3. Phạm vi phủ sóng rộng
   6.4. Tính bảo mật cao
   6.5. Tính thẩm mỹ cao
   6.6. Khả năng thích ứng vượt trội
7. 2 lưu ý cần nhớ trước khi sử dụng Mesh network

1. Mesh network là gì?

Mesh network hay còn gọi là mạng Mesh được hiểu là một cấu trúc liên kết mạng cục bộ thông qua các node mạng kết nối trực tiếp với nhau để truyền dữ liệu tới các thiết bị bắt sóng WiFi một cách hiệu quả. Các node mạng hoạt động độc lập, tự động tổ chức và cấu hình với nhau giúp giảm chi phí cài đặt, khả năng chịu lỗi và chi phí bảo trì, cân đối khối lượng băng thông dù cho có node mạng nào bị lỗi cũng không ảnh hưởng. 

2. Một số thuật ngữ trong Mesh Network

Trên thực tế, để triển khai thiết lập hệ thống Mesh Network mượt mà. Bạn cần biết và nằm lòng một số thuật ngữ trong Mesh Network phổ biến được liệt kê ở bảng dưới đây.

Thuật ngữ

Định nghĩa

Nút lưới (Node)

Một điểm truy cập (Access Point) sẽ được hỗ trợ tính năng Mesh 

Root AP (RAP)

Một node nào đó đã được kết nối với Master Access Point bằng giao thức Ethernet có dây. 

Master AP

Là Access Point thu Internet sau đó truyền đến Root AP (RAP) cho phép mọi cấu hình liên quan đến WLAN đều thực hiện trên chúng. Bản thân Master AP cũng là một Root AP

 

Backhaul

Là cách các node kết nối với nhau, thường có 3 loại như sau:

  • Backhaul WiFi dùng chung: các node kết nối bằng băng tần WiFi dùng chung với việc kết nối các thiết bị ngoại vi

  • Backhaul WiFi băng tần riêng: dành riêng 1 băng tần chỉ để kết nối giữa các node, không dùng băng tần này để kết nối các thiết bị ngoại vi

  • Backhaul bằng dây mạng: dùng dây mạng để kết nối các node với nhau

 

Cây lưới (Mesh tree)

Mesh AP có chính xác một Uplink tới Root AP hoặc Mesh AP khác và có kết nối với nhiều Mesh AP khác nên cấu trúc liên kết giống như một cây lưới với số lượng cây không giới hạn. Thường với 1 Master AP có thể quản lý nhiều hơn một cây lưới.

 

Bước nhảy (hop)

Là số lượng kết nối không dây tính từ Mesh AP tới Root AP. Ví dụ, khoảng cách từ Mesh AP 1 tới Root AP là 1 bước nhảy. Tương tự khoảng cách từ Mesh AP 2 tới Root AP là 2 bước nhảy.

3. 2 cấu trúc cơ bản của Mesh network

Để mô hình Mesh Network hoạt động, bạn cần phải nắm được cấu trúc cơ bản của Mesh Network là gì. Điều này sẽ giúp bạn biết nên làm gì với từng loại cấu trúc để mang lại nhiều lợi ích nhất khi sử dụng mạng Internet của mô hình này.

3.1. Cấu trúc một phần

Trong cấu trúc liên kết lưới một phần, chỉ một số nút kết nối trực tiếp với nhau. Trong một số trường hợp, một nút phải đi qua một nút khác để đến nút thứ ba. Chúng hoạt động độc lập hoặc nhờ vào node lân cận và thông báo cho nhau nếu có thay đổi đường dẫn tín hiệu. Cấu trúc này sẽ phù hợp với mô hình cần xây dựng hệ thống mạng lưới Internet điểm - điểm như hệ thống camera an ninh, đường sắt, tuyến xe buýt, toàn thành phố,...

3.2. Cấu trúc toàn phần

Trong cấu trúc liên kết mạng lưới toàn phần, mỗi nút được kết nối trực tiếp với tất cả các nút khác. Chúng hoạt động độc lập nên dù có một node nào đó lỗi cũng không ảnh hưởng đến các node khác trong hệ thống. 

Nhờ đó mà sóng WiFi luôn ổn định, chất lượng truyền dẫn liền mạch hơn với hệ thống WiFi truyền thống theo mô hình điểm - đa điểm, các node mạng sẽ tự động chọn dải băng tần 2.4Ghz hoặc 5GHz để phát sóng WiFi cho người sử dụng.

Mô hình này sẽ phù hợp với hệ thống mạng lưới wifi ngoài trời như sự kiện âm nhạc, công viên giải trí,... và văn phòng, trung tâm thương mại,... 

Mesh network thường có 2 cấu trúc mạng lưới WiFi phù hợp với mọi điều kiện thực tế

Mesh network thường có 2 cấu trúc mạng lưới WiFi phù hợp với mọi điều kiện thực tế

Các kết nối trong mạng toàn phần hoặc một phần có thể là mạng lưới có dây hoặc không dây. Bạn có quyết định sử dụng cấu trúc nào sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như mô hình lưu lượng tổng thể của mạng và mức độ các nút hoặc kết nối có nguy cơ bị lỗi. Hầu hết tất cả các hệ thống mạng là mạng lưới đầy đủ.

4. Nguyên lý hoạt động của Mesh network

Mesh network chuyển tiếp gói dữ liệu đến các thiết bị bằng kỹ thuật routing. Chúng diễn ra bằng cách truyền dọc thông báo nhảy từ nút này sang nút khác cho đến đến đích của nó. Nhằm đảm bảo tất cả mọi đường dẫn luôn ổn định, mạng Mesh phải có các kết nối liên tục và tự cấu hình lại nếu một đường dẫn bị hỏng, đồng thời sử dụng các thuật toán tự phục hồi như Cầu nối đường dẫn ngắn nhất (Shortest Path Bridging). 

Dữ liệu được gửi bởi một tập hợp con của các nút vì tất cả các nút có thể không khả dụng tại một thời điểm. Mỗi nút sở hữu một tập con dữ liệu và mỗi node mạng tự động chọn người gửi cho mỗi lần truyền dữ liệu để tối đa hóa lưu lượng.

5. Ứng dụng của Mesh network

Mesh network giúp tạo một hệ thống kết nối rộng lớn, các node tự chọn đường đi ngắn nhất đến root để kết nối mạng Internet và tự động chọn đường đi khác khi gặp sự cố node mạng hoặc đường truyền lỗi. Nhờ đó, mô hình này được ứng dụng khá đa dạng trong thực tế, cụ thể như sau: 

  • Kết nối hệ thống camera an ninh dọc theo các đường phố, đường sắt, đường cao tốc trên toàn thành phố. Mesh cho phép truyền tín hiệu qua tối đa 20 bộ phát sóng WiFi mà tốc độ truyền sóng vẫn mức ổn định, đôi lúc giảm đáng kể 10Mbps khi đi ngang qua từng bộ phát sóng.
  • Tạo nên hệ thống WiFi công cộng ngoài trời như trường đại học, công viên giải trí, khu nghỉ dưỡng, trung tâm thương mại hay như khuôn viên văn phòng công ty.  Mô hình hoạt động với nhiều node mạng độc lập có độ ổn định cao và chất lượng truyền dẫn liền mạch theo mô hình Điểm – Đa Điểm.
  • Tạo hệ thống mạng Internet tam thời: Mạng Mesh có thể được tạo ra ở các sự kiện diễn ra ngoài trời như âm nhạc, diễu hành hoặc công trình xây dựng nhằm cung cấp mạng Internet tạm thời cho hầu hết người xem tại địa điểm.
  • Mạng Mesh WiFi network còn áp dụng tốt cho hệ thống mạng WiFi gia đình, với khả năng tạo vùng phủ sóng WiFi rộng, không cần đi dây mạng đến các node nên lắp đặt dễ dàng.

Mesh Network được ứng dụng khá phổ biến phục vụ đời sống con người

Mesh Network được ứng dụng khá phổ biến phục vụ đời sống con người

6. 6 ưu điểm nổi bật của Mesh network

Không phải ngẫu nhiên mà Mesh network được ứng dụng phổ biến trong đời sống con người. Vậy những ưu điểm nổi bật của Mesh network là gì để mang đến sự đa dạng tiện ích cho người dùng cùng tìm hiểu nội dung dưới đây.

6.1. Thiết lập đơn giản và dễ sử dụng

Hầu hết mọi hệ thống Mesh network được nhà sản xuất tung ra thị trường đều sở hữu các ứng dụng thân thiện hỗ trợ người dùng trong quá trình cài đặt và cho phép giám sát hệ thống. Người dùng dễ dàng quét tốc độ, tạo mạng khách, kiểm tra chất lượng giữa các điểm kết nối, xóa người dùng không cần thiết khỏi hệ thống, thêm quyền kiểm soát của phụ huynh, v.v.

6.2. Kết nối liền mạch

Mạng lưới là một hệ thống sóng WiFi lớn. Mặc dù Mesh có nhiều node mạng nhưng cả hệ thống chỉ có một tên mạng và một mật khẩu. Tất cả các thiết bị sử dụng WiFi đều sẽ tự động kết nối với bộ phát WiFi gần nhất mà không cần phải thay đổi kết nối mạng theo cách thủ công.

Hệ thống Mesh Network có kết nối rộng lớn phủ sóng mọi ngóc ngách trong khu vực

Hệ thống Mesh Network có kết nối rộng lớn phủ sóng mọi ngóc ngách trong khu vực

6.3. Phạm vi phủ sóng rộng

Bạn rất dễ dàng để thêm các node mạng bổ sung nhằm mở rộng phạm vi phủ sóng vào những khu vực khó tiếp cận để có kết nối WiFi mạnh mẽ và ổn định. Hơn nữa, bạn cũng có thể nhanh chóng loại bỏ hoặc sắp xếp lại các node theo ý muốn.

6.4. Tính bảo mật cao

Hệ thống Mesh sử dụng mã hóa quyền riêng tư an toàn và hiện đại nhất là WPA2 hoặc WPA 3. WPA 3 là phiên bản cải tiến trên WPA2. Nó giúp làm cho các mạng WiFi công cộng an toàn hơn và khiến hacker khó truy cập vào mạng riêng của người dùng. Trong trường hợp chúng cố tình truy cập thì sẽ chỉ có thể xem một lượng thông tin hạn chế.

Công nghệ bảo mật WPA 3 tân tiến

Công nghệ bảo mật WPA 3 tân tiến

6.5. Tính thẩm mỹ cao

Mỗi node kết nối không dây tạo nên hệ thống Mesh sẽ giúp giảm thiểu vấn đề dây kết nối dây loằng ngoằng để ngôi nhà trông rộng rãi, thoáng đãng, tốc độ đường truyền mạng cũng mượt mà hơn. Thiết kế node mạng đa phần đều rất đẹp mắt, có thể làm phụ kiện trang trí giúp không gian thêm ấn tượng, gia tăng tính thẩm mỹ cho toàn khu vực phủ sóng WiFi.

6.6. Khả năng thích ứng vượt trội

Nếu bạn cần thêm, bớt hoặc sắp xếp lại các node mạng, hệ thống sẽ tự động cấu hình để tìm ra các tuyến đường dẫn tốt nhất để gửi và nhận thông tin. Ngoài ra, nếu một node ngừng hoạt động, hệ thống sẽ tự cấu hình để đăng ký thay đổi và định tuyến lại tất cả thông tin để chuyển qua một đường dẫn khác phù hợp hơn.

7. 2 lưu ý cần nhớ trước khi sử dụng Mesh network

Để việc sử dụng Mesh network diễn ra hiệu quả nhất, bạn cần lưu ý 2 vấn đề sau đây:

1 - Tính thêm chi phí mua thêm node mạng

Nếu chỉ sử dụng một node riêng lẻ, bạn sẽ không thể đạt được vùng phủ sóng WiFi rộng lớn. Do đó, bạn cần mua thêm node mạng để đảm bảo kết không bị gián đoạn.

Hệ thống bao gồm 2-3 node mạng, nhưng đối với những người muốn nhiều điểm truy cập hơn thì sẽ cần mua thêm node riêng lẻ. Tùy thuộc vào thương hiệu của Mesh network mà các node mạng bổ sung có thể dao động từ khoảng gần 1 triệu đồng đến hơn 4 triệu đồng). 

Số lượng node mạng trong hệ thống Mesh được phân bổ theo nhu cầu sử dụng của người dùng

Số lượng node mạng trong hệ thống Mesh được phân bổ theo nhu cầu sử dụng của người dùng

2 - Nên lựa chọn số lượng node phù hợp

Thông thường, một bộ Mesh sẽ có 2 đến 3 node mạng, mỗi nút sẽ được kết nối với Modem và những node khác sẽ được đặt xung quanh nhà có diện tích khoảng 100 mét vuông. Về cơ bản, có thể có nhiều nút; một số hệ thống Mesh hỗ trợ lên đến 32 nút.

Bạn cần tính toán diện tích căn nhà bao gồm các khu vực ngoài trời mà bạn muốn phủ sóng WiFi đồng thời đo khoảng cách giữa các tầng nếu nhà bạn là nhà nhiều tầng. Từ đó xác định chuẩn phạm vi phủ sóng của Mesh để phân bổ node mạng phù hợp với từng khu vực.

Trên đây là giải nghĩa ngắn gọn về khái niệm Mesh network là gì và các thông tin quan trọng nhất mà người dùng Mesh network cần phải biết khi sử dụng. Với những thông tin trên, mong rằng bạn đã nắm được những khái niệm cơ bản đề phục vụ quá trình học tập, làm việc và sẽ có trải nghiệm sử dụng tối ưu nhất với Mesh Network.

Nếu bạn còn bất kỳ băn khoăn nào cần giải đáp, hãy liên hệ với TP-Link để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết hơn nhé!

Công ty TNHH TP-Link Technologies Việt Nam

  • Website: https://www.tp-link.com/vn/ 
  • Hỗ trợ trực tuyến: https://community.tp-link.com 
  • Hotline:
    • Phòng Kinh Doanh: (028) 66894777 
    • Hỗ Trợ Kỹ Thuật: (028) 62615079
  • Thời gian làm việc: Thứ 2 – Thứ 6, và sáng Thứ 7 trong giờ hành chính
  • Fax: +84 8 62615046

Thomas

Tôi muốn chia sẻ quan điểm của mình

Tên

Bình Luận

From United States?

Get products, events and services for your region.